Đến với Bắc Ninh, ngoài việc được thưởng thức các làn điệu dân ca quan họ quen thuộc, du khách còn có thể tới đây để cầu bình an mỗi dịp Tết đến Xuân về. 

 

Điểm đầu tiên của cuộc hành trình tâm linh đầu năm dành cho du khách chính là Đền Đô

 

Đền Đô – còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế kỷ 11 (1030), trên khu đất phía đông nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng). Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về. Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.

 

Đền Đô có diện tích 31.250m², gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trung tâm là điện thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà chuyền Bồng, nhà Tiền tế, nhà Phương Đình, nhà để kiệu, nhà để ngựa, nhà Thuỷ Đình… Kiến trúc Đền đô được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại thành.
 

Nội thất bao gồm các công trình: Nhà Hậu cung- Nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám vị vua Nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông). Nhà Chuyền Bồng có kiến trúc chồng diêm tám mái, các đầu đao uốn cong mềm mại. Ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để kiệu,… tất cả đều được xây dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo.
Khu vực nội thành có diện tích 4.320m² , bố trí theo kiểu “Nội công ngoại quốc” bao quanh là tường gạch cao 3m, rộng 1m (hai bên xây gạch, ở giữa đổ đất) có hai cửa ra vào. Nội thành được chia thành Nội thất và Ngoại thất.

 

Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái, 8 đầu đao cong vút mềm mại. Khu vực này có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua bà (thờ các hoàng thái hậu triều Lý).

 

Tiếp theo cuộc hành trình, du khách có thể đến với Chùa Phật Tích.

 

Chùa có tên là Vạn Phúc thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km về phía Đông. 

 

Chùa Phật Tích, một công trình văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cho đến nay vẫn còn giữ được nhiều di vật cổ quý giá.Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.

 

Ba cấp nền chùa: Chùa được kiến trúc theo kiểu Nội công ngoại quốc (giống với lối kiến trúc tại chùa Bổ Đà, một ngôi chùa nổi tiếng khác ở xứ Kinh Bắc), sân chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này nên có câu đối “Đệ nhất cung tần quy Phật địa. Thập tam đình vũ thứ tiên hương”. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi; hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền.

 

Bậc nền thứ hai là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật điêu khắc thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m.

 

Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước.

 

Cuối cùng, du khách có thể đến thăm chùa Trăm Gian để kết thúc hành trình lễ xuân đầu năm của mình.

 

Chùa Trăm Gian toạ lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cách trung tâm thủ đô khoảng 20km. Ngôi chùa có 104 gian, là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Việt Nam.

 

Chùa Trăm Gian có số lượng tượng phật khá lớn tới hơn 150 pho chủ yếu bằng gỗ còn lại bằng đất nung trong đó đáng chú ý là pho tượng Tuyết Sơn bằng gỗ điêu khắc thế kỷ XVIII, pho tượng đô đốc Đặng Tiến Đông là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Ngoài ra còn một số hiện vật cổ quý giá như bệ thờ bằng đất nung thời Trần, khánh đồng đúc năm 1749, chuông đồng đúc năm 1794.

 

Ngoài ra, tại Chùa Trăm Gian vào 4-6/1 âm lịch hằng năm thường tổ chức hội chùa. Hội chùa Trăm Gian được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ đức thánh Nguyễn Bình An. Đức thánh quê ở Bối Khê (Thanh Oai), trụ trì chùa Trăm Gian vào cuối thời Trần. Tương truyền, hòa thượng là người tinh thông kinh sách và có nhiều phép lạ. Người có thể bước ba bước về quê xin tương cà để nấu cơm nuôi thợ trong khi thi công xây dựng chùa. Nay những nơi Quán Thánh, Lương Xã, Ó Vực ở đồng chiêm còn dấu vết chân Thánh đi qua đều được xây bệ và trồng cây cọ, riêng Quán Thánh có thêm tảng đá nhô lên là một điểm gắn với hội chùa.

 

Trong những ngày hội chùa thường tổ chức nhiều cuộc vui, đặc sắc nhất là đánh cờ người được tổ chức trên sàn ở giữa hồ bán nguyệt. Tham gia đóng các quân cờ, tướng nam phải là các cụ ông chức sắc, tướng nữ phải là vợ các quan viên trở lên, gia đình song toàn. Các tướng này phải là người hai thôn Thượng và Nội từ 50 tuổi trở lên, có tướng mạo đẹp. Quân cờ là trai gái người làng chưa có vợ có chồng, dáng thanh tú. 

 

Lễ hội chùa Trăm Gian là lễ hội truyền thống của cư dân nông nghiệp lúa nước, nhằm giáo dục tinh thần yêu nước và đoàn kết, rèn luyện tinh thần thượng võ và thi tài khéo léo. Những truyền thống tốt đẹp ấy vẫn được gìn giữ và truyền lại cho những thế hệ mai sau.

 

Liên hệ AnDuong Carrental để nhận dịch vụ thuê xe du lịch lễ xuân đầu năm ngay bây giờ tại những đền chùa nổi tiếng nhất.
 

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI AN DƯƠNG

Địa chỉ/VPGD: 20BT4 Khu đô thị Pháp Vân, Tứ Hiệp, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Hotline: 0981338585 – 0981358585 – 0981339595

Email: info@anduongcarenttal.vn – Website: Anduongcarrental.vn