Lễ hội miền Bắc dịp tết thường được tổ chức trong những ngày đầu của năm mới, đặc biệt là trong tháng Giêng âm lịch. Mỗi lễ hội ở mỗi nơi đều mang trong mình một bản sắc và nét đẹp truyền thống riêng biệt, phản ánh sự đa dạng văn hóa và di sản của từng vùng miền. 

Trong khi ở đền Hùng người dân được hòa mình vào sự linh thiêng, hào hùng của lịch sử thì hội chùa Bái Đính lại có những nét nhẹ nhàng, tĩnh lặng,… Vậy dịp lễ này bạn và gia đình nên đi đâu? Trong bài viết này, An Dương sẽ bật mí các lễ hội cực nổi tiếng mà bạn cần lưu ngay cho dịp xuân năm nay nhé!

Bài viết liên quan: 

Một lễ hội miền Bắc đang diễn ra

Bỏ túi thông tin các lễ hội miền Bắc dịp Tết nổi tiếng

1. Danh sách các lễ hội miền Bắc dịp Tết 2024

1.1 Lễ hội chùa Keo – Thái Bình

Chùa Keo nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là một điểm đến đáng chú ý trong danh sách lễ hội miền Bắc mà An Dương muốn nhắc đến. Mỗi năm chùa tổ chức hai mùa lễ hội, Hội xuân được mở vào ngày 4 tháng 1 âm lịch, Hội thu được diễn ra vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính.

 Lễ hội mùa xuân này đã có từ lâu đời và đây cũng là dịp mà những người con xa xứ tập trung rất đông đủ. Trong thời gian diễn ra hội xuân có rất nhiều trò chơi truyền thống như thi bắt vịt, thi ném pháo và thi nấu cơm, đây đều là những trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa và tinh thần giao lưu của người dân địa phương. 

lễ hội miền Bắc tại Chùa Keo thuộc tỉnh Thái Bình

Lễ hội miền Bắc dịp tết tại chùa Keo tỉnh Thái Bình

1.2 Hội gò Đống Đa – Hà Nội

Hội Gò Đống Đa mang trên mình những nghi lễ truyền thống, với cờ hoa rực rỡ và tiếng trống chiêng thôi thúc tinh thần chiến đấu, hồi sinh những trang sử vẻ vang hào hùng của dân tộc. Đây là lễ hội lớn trên khắp cả nước và thường được diễn ra vào ngày mùng 5 tết âm lịch. Để kỷ niệm và tưởng nhớ của các người con Hà Nội về công lao vĩ đại của vua Quang Trung.

1.3 Lễ hội chùa Hương – Hà Nội

Lễ hội Chùa Hương là một nơi du lịch tết miền Bắc diễn ra từ ngày mùng 2 Tết cho đến tháng 2 âm lịch với nhiều hoạt động tâm linh và văn hóa. Ngoài ra, nơi đây cũng có nhiều điểm tham quan như Đền Trình, Chùa Thiên Trù, Động Tiên Sơn,… Mỗi năm, lễ hội chùa Hương thu hút hàng triệu phật tử và các đoàn khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến thăm quan.

1.4 Lễ hội chùa Bái Đính – Ninh Bình

Lễ hội Chùa Bái Đính cũng là dịp lễ thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi về đây tham gia, thời gian diễn ra lễ hội kéo dài từ mùng 6 Tết và kéo dài tới hết tháng Giêng. Không chỉ là nơi tôn vinh và dâng lễ Phật, du khách đến Chùa Bái Đính còn có cơ hội trải nghiệm du xuân, tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của không gian thiêng liêng rộng lớn, nơi mà sự thanh tịnh và yên bình luôn tràn ngập

chùa Bái Ninh là nơi diễn ra nhiều lễ hội miền Bắc

Chùa Bái Đính – Nơi diễn ra lễ hội miền Bắc vào dịp tết

1.5 Hội đền Gióng – Sóc Sơn

Hội Gióng tại Sóc Sơn cũng là lễ hội miền Bắc khá nổi tiếng, được diễn ra từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, đây được cho là nơi cuối cùng mà Thánh Gióng dừng chân trước khi bay lên trời. Và hội Gióng cũng là một lễ hội truyền thống để tôn vinh và tưởng nhớ chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng. 

1.6 Hội Xoan – Phú Thọ

Hội Xoan được tổ chức trong 3 ngày từ ngày mùng 7 đến mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, ở xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đây là quê hương của nữ Tướng Xuân Nương, một trong những nữ tướng nổi tiếng thời Hai Bà Trưng, người đã có đóng góp quan trọng trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

1.7 Hội chợ Viềng – Nam Định

Hội chợ Viềng là một trong các lễ hội mùa xuân ở miền Bắc diễn ra vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng tại xã Kim Thái và thị trấn Nam Giang, Nam Định. Chợ Viềng bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài suốt cả ngày. Hội chợ Viềng không chỉ là nơi gặp gỡ và giao lưu văn hóa tập thể mà còn là điểm mua bán cây cối, vật nuôi,… đầu xuân của người dân và du khách từ khắp nơi, với tinh thần “mua may bán rủi.” 

1.8 Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh

Lễ hội Yên Tử ở tỉnh Quảng Ninh được coi là một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất cả nước diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch hằng năm. Trong lễ hội sẽ bao gồm nhiều hoạt động như dâng hương, cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, biểu diễn văn nghệ tái hiện sự tích lịch sử, giới thiệu những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm, múa Rồng Lân, biểu diễn võ thuật cổ truyền và các trò chơi dân gian…

du khách tham gia lễ hội miền Bắc tại Yên Tử

Yên Tử thu hút hàng ngàn lượt khách vào dịp tết lễ hội miền Bắc

1.9 Hội Lim – Bắc Ninh

Trong các lễ hội miền Bắc, bạn không nên bỏ qua Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm tại Bắc Ninh. Lễ hội chủ yếu diễn ra tại khu vực đồi Lim, với sự hiện diện của chùa Lim, nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người được coi là người sáng lập tục hát Quan họ. Ngoài khu vực đồi lim, hội Lim cũng có thêm các hoạt động vui chơi, giải trí tại 3 địa phương lân cận là xã Nội Duệ, xã Liên Bão, và thị trấn Lim.

1.10 Lễ hội khai ấn đền Trần – Nam Định

Khi du xuân tại Nam Định, bạn có thể ghé qua hội khai ấn đền Trần – nơi tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống như múa lân, rồng, hát chèo, chầu văn, múa rối nước, chọi gà, đấu vật, và biểu diễn võ thuật. Lễ hội này được tổ chức vào dịp đầu xuân hằng năm nhằm tưởng nhớ và tri ân vương triều Trần, những người đã có công lãnh đạo quân dân Đại Việt trong thế kỷ 13.

1.11 Lễ hội Bà Chúa Kho – Bắc Ninh

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng tại Bắc Ninh. Đây là dịp để suy tôn bà Chúa Kho và Tứ phủ công đồng. Trong dịp lễ hội miền Bắc này, người dân thường có tục dâng hương và khấn vay tiền Bà Chúa Kho với ước nguyện “cầu tài phát lộc.” Đặc biệt, đây cũng được coi là dịp lễ quan trọng của các thương nhân và tiểu thương.

1.12 Lễ hội Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại đền Thượng – nơi thờ vị vua Thục Phán An Dương Vương. Thường diễn ra từ mùng 6 – 16 tháng Giêng, lễ hội này có các nghi thức lễ tế, lễ rước kiệu tôn nghiêm, các trò biểu diễn, trò chơi dân gian mang tính nghệ thuật sinh động.

1.13 Lễ hội Kinh Dương Vương

Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức ngày 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc. Trong ngày lễ hội miền Bắc này sẽ tổ chức các phần lễ gồm các nghi thức tế lễ truyền thống tại Lăng và Đền thờ. Phần hội tổ chức các sân khấu hát tuồng, hát quan họ, biểu diễn múa rối nước, hát trống quân, hát chèo, ca trù, và các trò chơi dân gian.

lễ hội miền Bắc Kinh Dương Vương

Lễ hội Kinh Dương Vương tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống

2. Những lý do nên thuê xe du lịch Hà Nội vào các lễ hội miền Bắc dịp tết

Để chuyến đi của bạn trở nên thú vị và di chuyển dễ dàng hơn thì những dịch vụ như thuê xe du lịch Hà Nội lại càng không thể thiếu. Sau đây là một số ưu điểm khi thuê xe di chuyển trong dịp lễ:

  • Không thể không nhắc đến đó là sự thoải mái và an toàn trong quá trình di chuyển. Trong những ngày lễ Tết người dân đi lại khá nhiều, với những đoàn đông người hay gia đình thì việc thuê xe sẽ giúp mọi người có thể di chuyển cùng người thân dễ dàng hơn, cũng như giữ sức để vui chơi khi tới điểm đến.
  • Thuê xe cũng giúp bạn chủ động trong việc tham quan và thời gian tại từng địa điểm. Đôi khi bạn có thể dừng lại để nghỉ ngơi hoặc thưởng thức cảnh đẹp ở bất cứ đâu bạn muốn mà không phải tuân thủ theo lịch trình của đoàn khác.
thuê xe du lịch An Dương đi lễ hội miền Bắc

Lý do nên thuê xe du lịch Hà Nội vào các lễ hội miền Bắc dịp tết
(Nguồn: An Dương)

3. Bảng giá thuê xe du lịch đi lễ hội miền Bắc dịp tết Nguyên Đán mới nhất

Dưới đây là bảng giá thuê xe du lịch đi chơi các lễ hội miền Bắc dịp tết Nguyên Đán tại An Dương:

[spbtbl_sc id=11]

>> Xem thêm: Bảng giá thuê xe du lịch 4-45 chỗ tại Hà Nội

4. Quy trình thuê xe du lịch vào dịp tết Nguyên Đán

Quy trình thuê xe du lịch vào dịp Tết tại An Dương khá ra đơn giản và nhanh chóng. Để bắt đầu thuê xe, bạn chỉ cần thực hiện những bước như sau:

  • Bước 1: Liên hệ với An Dương để được tư vấn và báo giá cụ thể chi phí dịch vụ thuê dịp Tết.
  • Bước 2: Gửi thông tin để làm hợp đồng.
  • Bước 3: Nhận thông tin xe và cuộc gọi từ phía tài xế xác nhận lịch trình và giờ đón.
  • Bước 4: Thực hiện dịch vụ có trong hợp đồng và các vấn đề phát sinh (nếu có). Trong quá trình di chuyển, nếu có bất kỳ vấn đề gì hãy thông báo cho tài xế hoặc liên hệ ngay cho An Dương để được giải quyết kịp thời.
  • Bước 5: Nhận hồ sơ chứng từ thanh toán và xuất hóa đơn( nếu có).

[content_block id=1244]

thuê xe đi lễ hội miền Bắc dễ dàng tại An Dương

Thuê xe du lịch lễ hội miền Bắc với quy trình đơn giản tại An Dương
(Nguồn: An Dương)

Trên đây là toàn bộ thông tin về các lễ hội miền Bắc dịp tết mà An Dương muốn chia sẻ đến bạn. Hãy lên kế hoạch ngao du và tham gia các lễ hội cực vui của miền Bắc dịp tết này cùng gia đình và hội bạn ngay nhé. Và cuối cùng, nếu có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với An Dương để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi An Dương.